Bạn có biết: Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

1588

1. Đặc điểm muỗi aedes aegypti
– Loài muỗi này có thể dễ dàng nhận dạng nhờ có vằn trắng, các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn, vì vậy thường có tên gọi là “Muỗi Vằn
– Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn hình thành trứng: 2-5 ngày.
Giai đoạn từ trứng thành lăng quăng (LQ): 1-2 ngày.
Giai đoạn từ lăng quăng (LQ) thành nhộng (quăng): 3-4 ngày.
Giai đoạn từ nhộng thành muỗi trưởng thành: 1-2 ngày.

2. Tại sao bệnh sốt xuất huyết lây lan nhanh?
Là do sự phát tán nhanh, lan rộng của muỗi vằn dưới điều kiện thuận lợi sau đây:
– Sự chuyên chở trứng (chịu đựng được mùa khô) và lăng quăng trong những bồn chứa nước, tàu bè, túi đựng nước của các du mục, những người hành hương…
– Sự chuyên chở các dạng muỗi trưởng thành bằng những phương tiện chuyên chở nhanh (xe lửa, máy bay, tàu…)
– Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 250C.
– Muỗi trưởng thành có thể tìm thấy 50 mét xung quanh ổ với khoảng cách bay tối đa là khoảng 200 mét từ ổ lăng quăng. Nhưng chúng có thể khuếch tán thụ động theo các phương tiện giao thông như máy bay, tàu thủy đi khắp nơi và chỉ cần 1/100 số muỗi trong vùng bị nhiễm vi rút là có thể gây dịch.
3. Những đặc điểm sinh học quan trọng của muỗi vằn cần chú ý?
– Muỗi vằn rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhà gần người.
– Chúng đậu nghỉ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu, đồ dùng gia đình, trên các lọ hoa, không có con muỗi nào đậu trên vách tường.
– Muỗi đánh hơi người nhanh và sà vào là đốt ngay. Muỗi thường hoạt động đốt người vào ban ngày, hoạt động cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối
– Sự tồn tại khá lâu của trứng, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa khô.
Các ổ chứa lăng quăng thông thường là:
+ Ổ chứa thiên nhiên hốc cây, thân tre, vỏ ốc, kẽ bẹ lá (thơm, chuối, khóm, môn…) ít khi gặp trên hốc đá.
+ Ổ chứa nhân tạo: lu, hồ, vật chứa, chai lọ, chén bát bể, vỏ xe vứt bừa bãi ngoài vườn, máng xối, lọ hoa trong nhà, hòn non bộ, ghe xuồng, thùng xe.
Tóm lại, các ổ chứa rất đa dạng, do con người tạo ra trong và quanh nhà, luôn luôn có mặt và chứa nước, không nhất thiết phải nhiều và không bẩn, thường là những ổ muỗi tồn tại trong mùa khô.

Qua nhiều năm nghiên cứu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các kết quả cho thấy ổ chứa lăng quăng chủ yếu là lu, vại, hồ, những vật chứa nước do con người tạo ra. Rất ít gặp lăng quăng Aedes aegypti ở các loại ổ chứa khác.
Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bệnh sốt xuất huyết
Nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ có con đầu lòng thường lung túng nên có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Và sau đây là những việc làm chưa đúng cần lưu ý của các bậc phụ huynh trong việc xử trí trẻ bệnh tại nhà:
1. Thứ nhất: rất phổ biến là nhiều bà mẹ do nóng lòng khi thấy con sốt liên tục nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt liên tục hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm nặng nề, trầm trọng hơn bệnh như gây tổn thương gan, xuất huyết tiêu hóa…(ói ra máu, tiêu ra máu…)
2. Thứ 2: Không ít gia đình khi thấy con xuất hiện những nốt, mẩn bầm còn tiến hành cắt, lễ để lấy bớt máu độc. Việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là ngã vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu.
3. Thứ 3: Nhiều bà mẹ khi thấy con sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục đã cho con nhịn ăn, nhịn uống. Việc này khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ mất sức, một số trường hợp có thể hạ đường huyết, gây co giật.
Giải pháp tốt nhất là: nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày; cung cấp nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước và chất điện giải; nên tránh các thức ăn, thức uống có màu đỏ, màu đen vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ nôn ói hoặc đi ngoài.
4. Thứ 4: Một sai lầm thường gặp nữa là nhiều bà mẹ khi thấy con hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh sốt xuất huyết do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến bất thường. Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều thì cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.
Do đó, quý phụ huynh cần lưu ý:
1. Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây tử vong…
2. Trong giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng…nên phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bệnh của trẻ để có hướng chăm sóc thích hợp cũng như đưa trẻ đến khám cơ sở y tế kịp thời.
3. Dấu hiệu bệnh thường gặp ở trẻ lớn là trẻ đang khỏe mạnh thì đột ngột sốt cao, uống thuốc sốt hạ có bớt nhưng sau đó sốt trở lại.
4. Thông thường 2 ngày đầu trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, nhức mỏi cơ giống như các triệu chứng cảm cúm, sau đó có thể có một số dấu hiệu như biểu hiện xuất huyết ở da, chảy máu mũi hoặc chảy máu răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen.
5. Ở trẻ nhũ nhi, bệnh diễn tiến bằng biểu hiện sốt cao, có khi kèm theo triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi hoặc triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, dễ nhầm với bệnh lý đường hô hấp hay đường tiêu hóa.
6. Khi thấy trẻ sốt cần đi khám để được chẩn đoán xem trẻ có bị sốt xuất huyết không. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi, hạ sốt lau mát trẻ tại nhà. Khi trẻ sốt liên tục trên 2 ngày với các biểu hiện nặng thì phải nhập viện để tránh diễn biến xấu.
7. Đặc biệt, với những trường hợp xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nặng hiệu cảnh báo nặng như bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam máu răng, tay chân lạnh, ói ra máu… thì cần nhập viện cấp cứu dù là ngay đêm, không nên đợi đến sáng. Nếu để chậm có thể sốc sâu, bất phục hồi, thậm chí dẫn đến tử vong.
Vấn đề phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết
Hiện chưa có văcxin phòng ngừa sốt xuất huyết.
1. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà.
2. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch ny lon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe,… quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp.
3. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.