Phòng Điều dưỡng

TỔ CHỨC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

Phòng Điều dưỡng của Bệnh viện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về: Tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh, tư vấn và truyền thông giáo dục về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh theo Thông tư 31/2021/TT-BYT này 28/12/2021 về việc định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện
I. TỔ CHỨC:

1. Phòng Điều dưỡng: 02

01 trưởng phòng: phụ trách công tác điều dưỡng

01 viên chức phòng: phụ trách công tác tư vấn dinh dưỡng

2. Các khối:

Khối Nội: khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu – Nội – Nhi

Khối Ngoại: khoa Ngoại – Sản – PTGMHS, khoa Răng hàm mặt, khoa Mắt, Tai mũi họng

Khối Cận lâm sàng: khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:

  • Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
  • Xây dựng các mô hình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định, phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

2. Quản lý điều hành chuyên môn:

  • Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này
  • Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.

3. Quản lý nhân sự:

  • Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý.
  • Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện.
  • Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng.
  • Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa
  • Tham gia đề xuất khen thưởng kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.

4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

  • Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
  • Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
  • Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định.
  • Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo.
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.

NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

  1. Thực hiện các nhiệm vụ chung của trưởng phòng.
  2. Tham mưu cho giám đốc bệnh viện về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
  3. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của phòng điều dưỡng và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.
  4. Kiểm tra và yêu cầu các khoa, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm thực hiện đúng quy định về các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
  5. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng định kỳ và đột xuất.
  6. Phối hợp các khoa, phòng liên quan trình giám đốc điều động tạm thời điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc khi cần theo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh.
  7. Tham gia hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, các hội đồng khác theo quy định và sự phân công của giám đốc bệnh viện.
  8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc bệnh viện.

NHIỆM VỤ VIÊN CHỨC TRONG PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

  1. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của trưởng phòng điều dưỡng.
  2. Tham gia tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng, hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ
  3. Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức giám sát công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
  4. Tham gia quản lý nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng theo sự phân công.
  5. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện.
  6. Tham gia các hội đồng, mạng lưới hoạt động trong bệnh viện theo sự phân công.
  7. Ủy viên thường trực kiêm Thư ký Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện
  8. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công theo quy định.
  9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA

  1. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
  2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng tại khoa.
  3. Xây dựng bản mô tả vị trí việc làm và phân công nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc và các vị trí khác theo chỉ đạo của trưởng khoa.
  4. Quản lý người bệnh: số lượng, tình trạng, diễn biến, các chỉ định điều trị, chăm sóc để kịp thời phân công và điều phối nhân lực thực hiện chăm sóc điều dưỡng.
  5. Tham gia đi buồng hằng ngày với lãnh đạo khoa.
  6. Tổ chức, chủ trì các cuộc họp điều dưỡng định kỳ, đột xuất và cuộc họp người bệnh, người nhà người bệnh khi cần thiết.
  7. Quản lý, đào tạo và phát triển nhân lực điều dưỡng trong khoa.
  8. Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, thuyên chuyển, đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của khoa.
  9. Tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng theo sự phân công.
  10. Tham gia trực và trực tiếp chăm sóc người bệnh khi cần.
  11. Tham gia đề xuất cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ chăm sóc người bệnh và giám sát sử dụng tại khoa. Giám sát việc sử dụng và bảo quản theo quy định.
  12. Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng.
  13. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động điều dưỡng trong khoa.
  14. Nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với điều dưỡng, hộ lý trong khoa.
  15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

NHIỆM VỤ CỦA KỸ THUẬT VIÊN TRƯỞNG KHOA

Áp dụng cho những khoa không có giường bệnh, bao gồm: khoa Cận lâm sàng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Dược

  1. Tổ chức thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra đôn đốc các kỹ thuật viên và y công trong khoa thực hiện đúng quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
  2. Quản lý công tác hành chính, quản lý sổ sách, thống kê báo cáo, lập kế hoạch công tác dựa vào kế hoạch được giao. Phân công công việc cho kỹ thuật viên, hộ lý. Chấm công hàng ngày, tổng hợp ngày công hàng tháng để trình trưởng khoa ký duyệt.
  3. Tham gia thường trực và phân công trực trong khoa.
  4. Tiếp nhận và giải quyết những đề nghị của người bệnh, gia đình người bệnh trong trường hợp vượt quá khả năng, quyền hạn phải báo cáo trưởng khoa giải quyết.
  5. Tham gia đào tạo cho kỹ thuật viên, hộ lý trong khoa và học viên đến học tập theo sự phân công của trưởng khoa.
  6. Lập dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao sử dụng cho khoa. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản vật tư theo quy định.
  7. Kiểm tra đôn đốc vệ sinh, sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác bảo hộ lao động trong khoa.
  8. Tham gia nghiên cứu khoa học theo sự phân công của trưởng khoa.

NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG KHOA LÂM SÀNG

  1. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa theo quy định
  2. Tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và pháp luật liên quan trong chăm sóc điều dưỡng.
  3. Thực hiện hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng để cải tiến chất lượng chăm sóc.
  4. Thực hiện đào tạo và kiểm tra, giám sát điều dưỡng mới, học viên và hộ lý khi được phân công.
  5. Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thức đã học để nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng.
  6. Tham gia xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa, các hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản, tài liệu liên quan của điều dưỡng theo sự phân công.

NHIỆM VỤ CỦA NỮ HỘ SINH

Tiếp nhận, hướng dẫn sản phụ, người bệnh đến khám bệnh, điều trị, thực hiện đúng quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.

Thăm khám thai, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ, theo dõi chuyển dạ chu đáo mọi mặt trước khi sản phụ đẻ, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường báo cáo bác sĩ để xử lý kịp thời.

Thực hiện đỡ đẻ thường, phụ bác sĩ thực hiện kỹ thuật đỡ đẻ khó.

Thực hiện đầy đủ, chính xác y lệnh của bác sĩ điều trị, thường xuyên theo dõi tình trạng sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời báo cáo bác sĩ điều trị khi có diễn biến bất thường và ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc.

Nhận và bàn giao tình trạng sản phụ, người bệnh, thuốc, công việc, tài sản đầy đủ với kíp thường trực.

Bảo quản tài sản, thuốc và các thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án; vệ sinh buồng bệnh và buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.

Nghiêm túc thực hiện sự phân công của trưởng khoa và nữ hộ sinh trưởng khoa.

Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa.

Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cho các sản phụ và người bệnh tại khoa. Tham gia công tác chuyên khoa tại cộng đồng khi được phân công.

NHIỆM VỤ CỦA KỸ THUẬT VIÊN XÉT NGHIỆM

Thực hiện các xét nghiệm được phân công.

Thường xuyên kiểm tra các thuốc thử đúng tiêu chuẩn quy định.

Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế, đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, thuốc, hóa chất theo sự phân công và đúng quy định.

Thống kê ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ, và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.

Hướng dẫn thực hành cho học viên đến học theo sự phân công của trưởng khoa.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.

NHIỆM VỤ CỦA KỸ THUẬT VIÊN CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

  1. Điều khiển máy chiếu, chụp, rửa phim X- quang theo sự phân công của trưởng khoa.
  2. Đối chiếu giấy yêu cầu chẩn đoán của bác sĩ điều trị với người bệnh để thực hiện đúng yêu cầu và đảm bảo kỹ thuật.
  3. Trên phim ảnh phải ghi rõ và đầy đủ họ tên, tuổi, ngày, tháng, năm thực hiện kỹ thuật, ký hiệu, vị trí chính xác phải, trái của cơ thể người bệnh.
  4. Thực hiện:

Chế độ bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ theo quy định.

Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kỹ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.

Khi vận hành máy phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo pháp lệnh an toàn kiểm soát bức xạ.

Không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang hoạt động.

Thực hiện các quy định hiện hành về thời gian làm việc bồi dưỡng và nghỉ ngơi.

5. Phải ghi kết quả chiếu chụp vào sổ lưu trữ và chuyển kết quả đến các khoa lâm sàng. Gặp trường hợp chụp chưa đạt yêu cầu hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa giải quyết.

6. Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, hóa chất phim ảnh theo sự phân công.

7. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học.

8. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.

NHIỆM VỤ CỦA KỸ THUẬT VIÊN
VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Sử dụng thiết bị:

  • Kiểm tra thiết bị trước khi dùng.
  • Vận hành thiết bị đúng quy định kỹ thuật bệnh viện đúng y lệnh.
  • Sau khi sử dụng thiết bị, tắt máy.

2. Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.

3. Kiểm tra thiết bị chuyên dùng trước khi sử dụng đảm bảo an toàn cho người bệnh.

4. Đảm bảo thực hiện đúng quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện:

  • Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
  • Ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi, chăm sóc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
  • Bảo quản thiết bị và phương tiện tránh hư hỏng mất mát.
  • Không được bỏ trị trí làm việc khi máy đang hoạt động.
  • Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ sửa chữa.

5. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học và thực hiện phục hồi chức năng cộng đồng theo sự phân công.

NHIỆM VỤ CỦA HỘ LÝ

Đảm bảo trật tự vệ sinh khu vực làm việc, buồng vệ sinh, buồng tắm và vệ sinh ngoại cảnh thuộc khoa.

Hỗ trợ điều dưỡng, kỹ thuật viên thực hiện kỹ thuật chuyên môn.

Thu gom, xử lý chất thải đúng quy chế xử lý chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn.

Hộ lý nhà giặt chịu trách nhiệm giặt là, khâu vá đồ vải theo đúng quy định.

Nhận và vận chuyển các dụng cụ hỏng tới xưởng sửa chữa.

Cất giữ và bảo quản tài sản trong phạm vi được giao.