Quy trình khám bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm Y tế

  1. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN
    1.1.Tại khu vực đăng ký và tiếp nhận của khu khám bệnh
    Bước 1: Tại quầy đăng ký lấy số thứ tự
    – Người bệnh đến Quầy bắt số khám bệnh, được hướng dẫn cách lấy số thứ tự đăng ký khám bệnh. Sau đó ngồi ghế chờ nghe gọi số (kết hợp xem hiển thị số đăng ký trên màn hình của phòng tiếp nhận) để làm thủ tục khám bệnh.
    – Các đối tượng ưu tiên làm thủ tục trước: bệnh nhân trên 80 tuổi, trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai, người tàn tật…).
    Những bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý cần cấp cứu sẽ được xử trí theo quy trình cấp cứu.
    – Không nhận đăng ký các trường hợp khám bệnh, chuyển tuyến mà không có bệnh nhân.
    Bước 2: Tại phòng tiếp nhận khu khám bệnh
    – Bộ phận tiếp nhận BHYT gọi số, nhận sổ khám bệnh có BHYT, giấy tờ tuỳ thân có ảnh, đối chiếu kiểm tra sau đó nhập thông tin người bệnh, kiểm tra lần nữa về hạn dùng của BHYT.
    – Tư vấn, phân phòng khám bệnh theo chuyên khoa, người bệnh được hướng dẫn đến phòng khám chuyên khoa để khám.
    Khi người bệnh có nhu cầu khám dịch vụ, làm thêm các cận lâm sàng theo yêu cầu: bộ phận tiếp nhận hướng dẫn người bệnh đến vị trí thu viện phí (tại phòng tiếp nhận) để thanh toán viện phí theo quy định, trước khi vào phòng khám chuyên khoa.
    1.2. Tại các phòng khám chuyên khoa
    Đối với người bệnh:
    – Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh.
    – Vào khám khi được thông báo qua phần mềm gọi tên, số thứ tự.
    – Thực hiện các cận lâm sàng cần thiết theo chỉ định của Bác sĩ (thanh toán viện phí khi các cận lâm sàng vượt cận BHYT, nếu có)
    – Đến khoa Cận lâm sàng làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng nộp phiếu chỉ định và chờ đến lượt. Phối hợp theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên để thực hiện các cận lâm sàng.
    – Chờ nhận kết quả cận lâm sàng, quay lại phòng khám và nộp kết quả cho bác sĩ, chờ bác sĩ khám chẩn đoán và chỉ định điều trị.
    – Sau khi được Bác sĩ chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc, người bệnh đến phòng thu viện phí đóng đồng chi trả (nếu có) sau đó đến Quầy lãnh thuốc BHYT.
    – Nhập viện điều trị nội trú khi có chỉ định của Bác sĩ hoặc nhận giấy chuyển tuyến (nếu có).
    Đối với điều dưỡng:
    – Điều dưỡng của buồng khám mời người bệnh vào phòng khám theo thứ tự, lấy dấu hiệu sinh tồn, cân nặng trước khi người bệnh được Bác sĩ thăm khám, lưu ý các đối tượng ưu tiên.
    – Thông báo cho Bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện trở nặng bất thường của bệnh nhân: mệt, khó thở, huyết áp cao … khi người bệnh chưa tới lượt vào khám.
    – Hướng dẫn người bệnh thực hiện các y lệnh về cận lâm sàng.
    – Nhận lại kết quả cận lâm sàng từ người bệnh, kiểm tra lại họ tên và sổ khám bệnh sau đó trình Bác sĩ xử trí.
    – Kiểm tra, đối chiếu sau khi nhận toa thuốc điều trị, sổ khám bệnh từ người bệnh, tư vấn dùng thuốc cho người bệnh.
    – Hướng dẫn người bệnh đóng viện phí đồng chi trả BHYT trước khi lãnh thuốc BHYT hoặc đưa người bệnh vào nhập viện điều trị nội trú hoặc hướng dẫn người bệnh thanh toán viện phí (in bảng kê thanh toán) chờ thủ tục chuyển viện.
    Trình ký lãnh đạo bệnh viện giấy chuyển tuyến cho người bệnh và trả giấy chuyển tuyến cho người bệnh.
    Đối với Bác sĩ:
    – Bác sĩ phòng khám chuyên khoa khám, tư vấn bệnh lý để điều trị theo đúng quy trình kỹ thuật, tùy theo tình trạng bệnh lý mà xử trí:
    – Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu có), xử trí kết quả cận lâm sàng,
    – Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
    – Nhập viện (nếu bệnh lý cần phải điều trị nội trú).
    – Chuyển viện theo tuyến điều trị được quy định (nếu vượt khả năng điều trị, bệnh cần dùng các thuốc, các danh mục kỹ thuật thuộc tuyến trên).
    1.3. Tại quầy cấp phát thuốc BHYT ngoại trú
    Đối với người bệnh:
    – Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc, nộp tại ô ưu tiên theo đối tượng ưu tiên đã quy định.
    – Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận.
    – Kiểm tra lại sổ khám bệnh, thẻ BHYT, thuốc trước khi ra về.
    Đối với Bộ phận dược cấp phát thuốc BHYT:
    – Nhận toa thuốc và xử trí theo thứ tự ưu tiên.
    – Kiểm tra bảng kê chi phí điều trị, đối chiếu toa thuốc.
    – Hướng dẫn người bệnh ký tên vào bảng kê chi phí điều trị.
    – Dược sĩ phòng phát thuốc BHYT sẽ đối chiếu và phát thuốc đúng theo quy định và lưu lại đơn thuốc đã cấp.
    – Hướng dẫn người bệnh kiểm tra đầy đủ: sổ khám bệnh, thẻ BHYT, thuốc được cấp trước khi ra về.
  2. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH: