Khoa Nhi

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Khoa Nhi có nhiệm vụ:

Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp bệnh nhi cấp cứu hoặc chuyển từ ngoại trú vào khoa để điều trị.

Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp điều trị thích hợp theo mức độ ưu tiên xử lý cho người bệnh. Và có hướng xử trí chuyển tuyến trên với các trường hợp vượt khả năng điều trị.

Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nhi: khi mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dù nhẹ, nặng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhân.

Tổ chức làm việc theo ca/ thường trực tùy vị trí theo quy định.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;

Tổ chức hội chẩn liên khoa hoặc người Phụ trách chuyên môn trong các trường hợp cần thiết.

Trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa.

Khoa Nhi là khoa lâm sàng điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lý bệnh và tâm sinh lý của từng lứa tuổi.

Có chế độ ăn thích hợp với bệnh lý và lứa tuổi của trẻ em.

Phối hợp chặt chẽ với trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu;

Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng;

Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ; chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Hồi sức Sơ sinh, Hồi sức cấp cứu cho tuyến dưới.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa nhi của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên của buồng khám bệnh chuyên khoa nhi phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.
b. Một số công tác đặc thù khi khám bệnh chuyên khoa nhi.

Trưởng khoa có trách nhiệm:

Bảo đảm các điều kiện, phương tiện phục vụ khám bệnh: dụng cụ khám bệnh phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi: có tranh ảnh, đồ chơi cho trẻ em ngồi chờ.

Có đầy đủ dụng cụ vệ sinh sẵn sàng phục vụ bệnh nhi tại chỗ.

Cơ sở thoáng mát, đủ điện, nước, môi trường sạch sẽ, không có mùi hôi khai.

Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:

Khi khám bệnh phải dựa vào cha mẹ, người nuôi dưỡng bệnh nhi, khai thác kỹ tiền sử bệnh.

Sử dụng các dụng cụ khám phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi.

Kết hợp khám các chuyên khoa có liên quan và các phương tiện xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.

2. Tại khoa điều trị:
Các thành viên của khoa đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội: khi mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dù nhẹ, nặng phải tự giác không tiếp xúc với bệnh nhân.
Một số công tác đặc thù của khoa nhi:
a. Phó Trưởng khoa nhi có trách nhiệm:

Sắp xếp bệnh nhi vào từng buồng bệnh, theo tính chất bệnh, nếu có điều kiện theo nhóm tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi và trẻ trên 3 tuổi.

Bố trí buồng cách ly cho trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.

Buồng cấp cứu riêng, dụng cụ cấp cứu phù hợp với lứa tuổi.

Các phác đồ cấp cứu và bảng chỉ số tổng hợp theo dõi chỉ số sinh tồn, các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể từng bệnh.
5 Bố trí nơi pha sữa, nước dinh dưỡng cho bệnh nhi.
b. Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Theo dõi sát sao các diễn biến lâm sàng, ghi đầy đủ các triệu chứng điển hình.

Xử lý kịp thời các diễn biến nặng như: sốt cao co giật, mất nước rối loạn điện giải, ngạt thở tím tái…

Kết hợp khám các chuyên khoa có liên quan và các phương tiện xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.

Tiến hành thủ thuật tại buồng riêng, tránh gây cho trẻ sợ hãi.

Bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh ảnh cho bệnh nhi.
c. Điều dưỡng Trưởng khoa có trách nhiệm:
Dưới sự chỉ đạo của Phụ Trách khoa, Phó Trưởng khoa và Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện, Điều dưỡng Trưởng khoa có nhiệm vụ sau:

Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

Hằng ngày đi thăm bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện.

Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong khoa.

Kiểm tra đôn đốc điều dưỡng và hộ lý thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, qui định kỹ thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để xử lý kịp thời.

Lập kế hoạch phân công công việc cho điều dưỡng, học viên, hộ lý và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công.

Lập kế hoạch mua dụng cụ, vật tư tiêu hao, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo y lệnh hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hư hỏng.

Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chánh, thống kê và báo cáo trong khoa.

Theo dõi, chấm công hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo.

Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần.
d. Điều dưỡng hành chính có nhiệm vụ:
Dưới sự chỉ đạo của Phụ trách khoa, Phó Trưởng khoa và Điều dưỡng Trưởng khoa, Điều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ sau:

Thực hiện công việc thống kê theo quy định:

Ghi cập nhật sổ đăng kí người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.

Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định.

Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện tử vong đến phòng lưu trữ.

Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.

Quản lí thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa.

Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt.

Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để điều dưỡng chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.

Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định.

Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc.

Tổng hợp thuốc đã dùng cho một người bệnh trước lúc ra viện.

Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của trưởng khoa.

Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần.
e. Điều dưỡng chăm sóc có trách nhiệm:

Thực hiện đúng y lệnh.

Cho bệnh nhi ăn theo chế độ bệnh lý và lứa tuổi.
3 Dành thời gian hàng ngày tuyên truyền giáo dục các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em và đề phòng bệnh tật.
4 Thăm hỏi, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng vào khám bệnh, chữa bệnh.
5 Thực hiện các thủ tục hành chính chuyên môn theo quy định, hướng dẫn hoặc đưa người bệnh tới các phòng bệnh của khoa.

Khẩn trương tiếp đón người bệnh cấp cứu, đưa ngay vào buồng cấp cứu, các thủ tục giải quyết sau.

Ghi sổ khám bệnh chung, ghi đầy đủ nội dung các cột mục theo quy định.

Dành thời gian hàng ngày phổ biến, hướng dẫn người bệnh về kiến thức giáo dục sức khỏe.

Làm báo cáo hàng ngày, hàng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng và báo cáo đột xuất.

Bảo quản hồ sơ khám bệnh, điều trị nội trú trú.

Tham gia công tác khám sức khỏe.

3. Trật tự vệ sinh:

Bệnh viện có trách nhiệm tạo điều kiện:

Bố trí dây chuyền phòng khám một chiều, thuận tiện; có phòng khám truyền nhiễm riêng, lối đi riêng.

Có đủ ghế cho người bệnh ngồi chờ.

Có buồng vệ sinh, buồng tắm cho người bệnh và riêng biệt cho các thành viên trong bệnh viện.

Có quầy thuốc phục vụ người bệnh.

Có nơi để xe đạp, xe máy riêng cho người bệnh và các thành viên trong bệnh viện.